Thúc đẩy ngành cơ khí Việt Nam phát triển
Phát biểu tại Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành cơ khí Việt Nam tổ chức ngày 24-9 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trịnh Ðình Dũng nhấn mạnh: Cơ khí là ngành công nghiệp then chốt, là nền tảng và động lực cho sự phát triển công nghiệp của quốc gia, góp phần chuyển dịch cơ cấu, nâng cao năng suất lao động...
Dưới đây là một số lời phát biểu của các cán bộ:
Cơ hội lớn nhất cho ngành cơ khí Việt Nam là Chính phủ cần có chiến lược cụ thể để giữ được thị trường cho DN trong nước phát triển, nhất là trong xây dựng hạ tầng. Nếu đánh mất thị trường vào tay nước ngoài, các DN trong nước sẽ khó có dư địa để phát triển. Vì thực tế, các DN cơ khí trong nước hầu hết có công nghệ lạc hậu, vốn ít, quản trị kém, khi phải cạnh tranh với DN nước ngoài sẽ gặp bất lợi, ngay cả trên sân nhà.
Lê Văn An
Tổng Giám đốc Tổng công ty Cơ điện xây dựng (Agrimeco)
Do điện tái tạo mà chủ yếu là điện mặt trời (chiếm 80% sản lượng điện tái tạo) phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, cho nên hệ thống điện quốc gia vẫn phải có nguồn điện dự phòng tương ứng và nhiệt điện than vẫn là giải pháp hiệu quả. Hiện nay còn nhiều ý kiến phê phán nhiệt điện than gây ô nhiễm môi trường, nhưng những điều này không hoàn toàn đúng. Dự báo đến năm 2030, các nhà máy nhiệt điện than thải ra khoảng 17 triệu tấn tro xỉ, nhưng hoàn toàn có thể xử lý triệt để khi sử dụng làm vật liệu xây dựng, đường giao thông, phụ gia cho xi-măng. Ðồng thời, các chỉ số về môi trường của nhiệt điện than đều đáp ứng quy chuẩn về bảo vệ môi trường.
PGS, TS Trương Duy Nghĩa
Chủ tịch Hội Khoa học và Kỹ thuật Nhiệt Việt Nam
Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Gia công cơ khí tại Hải Dương